QUY TRÌNH ƯƠNG CÁ TRA BỘT MÙA NƯỚC ĐỔ VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

Ngày đăng: 2023-08-26 15:51:41

Lượt xem: 418

I. Giới thiệu về khó khăn khi ương nuôi cá tra trong mùa nước đổ

- Thời tiết mỗi năm càng khắc nghiệt, môi trường bị ô nhiễm, làm cho dịch bệnh trên cá tra thêm phức tạp và khó điều trị cùng với việc lạm dụng kháng sinh bừa bãi đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong quá trình nuôi: tỷ lệ hao hụt, chi phí sử dụng thuốc và hóa chất cao, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành và lợi nhuận của bà con ương nuôi giống cá tra.

- Vì vậy, để khắc phục khó khăn trong quá trình ương nuôi giai đoạn nhỏ bà con cần lưu ý các vấn đề sáu:

II. Quy trình ương nuôi

* Cải tạo ao.

- Mục đích: loại bỏ cá tạp, khí độc và mầm bệnh có sẵn trong ao nuôi.

- Sử dụng bón vôi: 5-10 kg/1.000 m2, không cần bón quá nhiều vì có thể gây PH thay đổi khó kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sức sống của cá bột.

- Phơi ao 1- 2 ngày để khô mặt và thoát bớt khí độc dưới đáy ao.

* Cấp nước.

- Cấp nước thông qua lưới lọc để tránh cá tạp, vi khuẩn dịch bệnh có hại có thể thâm nhập.

- Lượng nước cấp khoảng 1.7-2m.

* Quy trình ương nuôi:

Trước thả

2 ngày

Trước thả

1 ngày

Ngày dự kiến 

thả cá
Ngày 3  Ngày 6 Ngày 8 Ngày 16

Xử lý IODIN BS: 1 lít/ 4.000 - 5.000 m3

- Ao ít trịnh: Tạt BENTHOS BS (BỘT):

10kg / 5.000 m3.

- Ao nhiều trịnh: Rải BENTHOS BS (HẠT) 1kg/ 2000-3.000m3.

Trước khi thả 1-2h tạt BIO YUCCA POWER

1kg/3.000 m3.

Mục đích: chống sốc giữ đầu con

Chiều tạt BIO YUCCA POWER để kích thích cá bắt mồi đồng đều và khỏe mạnh.

Chiều tạt BIO YUCCA POWER 1KG/ 3.000 m3.

Mục đích: giúp cá ổn định, giữ đầu con khi bể móng không ảnh hưởng nếu có trời mưa.

Tạt EM GỐC

500gr/3.000 - 5000m3

Giúp phân hủy sạch mùn bã hữu cơ, chất lơ lửng cắt đứt vật chủ để ký sinh phát triển.

Tạt thêm EM GỐC

500gr /6.000 m3.

 

III. CÁC BÊNH THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG NUÔI.

3.1 Bệnh Cá Không Vô Mồi Giai Đoạn 3-4 Ngày Tuổi

- Sử dụng KILL VIRUS: 1kg/4.000 m3+ 30kg muối.

- Ngâm thức ăn với liều lượng: 2kg thức ăn bột + 1 kg MUTI 600 tạt cho 3.000 m3.

- Dùng liên tục 2 buổi sáng chiều.

3.2 Cá Bị Đốm Xoang

* Hiện tượng: cá có 1 đốm màu đỏ son bên bụng trái

* Điều trị: - Tạt: Sử dụng KILL VIRUS: 1kg/3.000 m3 hoặc IODINE BS 1 lít/4.000 m3

- Cho ăn: ECOMAX 100g + GC MAX 100g ngâm với thức ăn và tạt đều hầm cho 2.000 m3, ăn 2 ngày liên tục.

3.3 CÁ BỊ BỤNG HƠI, BỤNG NƯỚC

- Hiện tượng: bụng phình to lên, bóp nhẹ sẽ thấy căng hơi hoạc nước.

- Điều trị: Cho ăn MEN ĐỆ NHẤT liều lượng 1kg/4-5kg thức ăn ngâm và tạt đều hầm cho 3000-5.000 m3 (nếu chưa giảm thì tăng liều) giảm ngay sau 1 lần sử dụng.